Home » Literature Archives » Dr. Dzung in Kansas
Robert Rhodes (Yao Xin)
(December 11, 2004)
Bác Sĩ Dzũng Ở Kansas
(Translation by Dan Tran)
Trong văn phòng
của người bác sĩ Việt Nam
khi bạn đến
một ngày thứ Bẩy nào đó
bạn sẽ thấy, giống như
các bí mật được thay thế,
những cái bóng cuối cùng
của cuộc đời người bác sĩ trước khi
ông ta đến đây -
Trong căn phòng đợi
sơ sài của ông ta, có những
di vật lần lữa,
như đứa con không chắc có
của một sự dan díu vụng trộm,
ý nghĩa của chúng
chỉ chúng biết,
mơ hồ và mãnh liệt,
điều đặc thù
không ai ở đây có thể nhận ra,
trừ phi họ cũng vậy
bị lạc lối
ở giữa một thế giới
đang khó xoay vần.
Trong ánh sáng chập chờn
của buổi sớm trưa
một bức tượng Di Lặc mầu vàng bằng sợi thủy tinh,
một bức tượng Quán Âm trắng sứt mẻ,
một bụi chân nhang mầu đỏ
trong một bát sét
đầy những tro và cát
đặt
trên một kệ giữ sách
những sắc thuốc mầu vàng lợ
trong các bình nước uống -
Chúng hình như là thông tục,
những vật tạo tác dịu dàng này,
những vật thay thế ít giá trị
cho những bảo vật đã bị tước đoạt -
Đương nhiên, điều này thì
khó chịu, nhưng
trong những phần này,
không phải chưa từng có
câu trả lời về dĩ vãng khác
câm lặng, không nghi ngờ
của người tỵ nạn,
không kể hàng rào kẽm gai,
hay một chiếc tầu âm ỉ cháy, đang chìm,
hay một tiếng kêu quên lãng,
có lẽ của một người đàn bà,
hay của một đứa trẻ,
hay bất cứ cái gì khác
khiến ông ta thao thức
trong đêm khuya ở Mỹ.
Ngồi và chờ,
cố gợi lên
đủ tiếng Pháp
từ thời đi học hình như thế,
nếu đúng là chữ đó,
những lời than đủ thứ của tôi -
Tôi nhìn chừng chừng vào tấm bảng
những điểm châm cứu:
trần truồng ma quái
một thân thể được vẽ bởi
mầu đỏ và xanh
những đường kinh tuyến, như xa mờ,
những giây thần kinh tưởng tượng -
vài đường biểu đồ bên trong
tôi không thể hiểu
bằng tư tưởng lan truyền
say khướt tây phương.
Bác sĩ Dzũng
không nói tiếng Anh
và buổi gặp gỡ bất ngờ của chúng tôi,
khi tôi ngồi trên cái bàn mát rượi
đằng sau tấm bình phong của Nhật,
và ông đứng với
những chiếc kim bạc của mình, mềm dẻo và vững vàng
di chuyển nhanh nhẹ trong lòng bàn tay của ông,
rơi vào giây phút
của những tràng cười bối rối,
lật lại người Thượng
người Pháp,
những cái gật đầu lướt qua và
nháy mắt truyền đạt
chẳng hiểu
gì cả -
Bàng hoàng
tôi cố nghĩ đến
một chữ tiếng Pháp có nghĩa
"mông" hay "đầu gối" -
thế nhưng, tôi nghĩ đến
oreiller, có nghĩa "chiếc gối" -
có lẽ mầu xanh
của chiếc gối lụa của bức tượng Quán Âm
sứt mẻ, ban sơ
kệ sách từ bi,
tôi nói thầm với mình.
Thế đó trên chiếc bàn
tôi tập trung tư tưởng
về bụi mầu đỏ
của chân nhang
chen chúc trong cái bát sét
đầy tro và cát,
có lẽ muối biển,
và về bức tượng Di Lặc trưng bầy,
và về ngành thuốc,
nặng nề và chậm chạp trên kệ,
khi bác sĩ Dzũng thầm thì
nói tiếng Việt
với một bệnh nhân khác
than phiền về
nỗi đau đớn mà nghe như
cấp bách, nhưng lại
chẳng phải cấp bách
trong sự thiếu vắng của
ngôn ngữ mà chúng ta
tìm thấy chính mình,
lưu vong trong
những ảo vọng của chúng ta, phơi mình
trong
ánh sáng trị bệnh lờ mờ này,
với bụi Kansas,
nhanh chóng và mộc mạc,
lấp lánh giữa không trung